Chế độ làm việc của pa lăng là một trong số những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và giá thành của sản phẩm cầu trục. Do đó, để chắc chắn rằng palang cầu trục bạn chọn là đảm bảo đúng tiêu chuẩn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.
1. Chế độ làm việc của palang cầu trục theo ASTM HST
2. Chế độ làm việc theo ISO/ JIS
3. Chế độ làm việc theo FEM
Lựa chọn chế độ làm việc theo FEM cần chú ý hai tham số là thời gian hoạt động trung bình một ngày (gọi là t) và chế độ tải trọng. Thời gian hoạt động trung bình một ngày của cầu trục dựa trên các giả thiết. Còn chế độ tải trọng lựa chọn theo mô tả sau:
- Tải trọng nhẹ: Cầu trục thường xuyên hoạt động dưới mức tải cho phép, rất ít khi hoạt động đủ tải.
- Tải trọng trung bình:Cầu trục thường xuyên hoạt động với mức tải trung bình (40–60% tải trọng thiết kế), thỉnh thoảng hoạt động với đủ tải.
- Tải trọng nặng:Cầu trục hoạt động đầy tải với cường độ cao (80% thời gian hoạt động).
- Tải trọng rất nặng:Cầu trục luôn luôn hoạt động đầy tải với cường độ làm việc rất cao.
4. Cách sử dụng palang đúng cách
Sau khi đã nắm rõ các tiêu chuẩn làm việc mà một palang cần có, bước tiếp theo chính là biết được cách sử dụng palang như thế nào cho đúng cách, đảm bảo được chất lượng sử dụng.
Để có được palang đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhà máy, công xưởng khi sử dụng cần lưu ý các tiêu chí sau đây:
- Kiểm tra lắp đặt các cụm chi tiết bánh xe di chuyển palang, hạn chế hành trình nâng hạ, kiểm tra cáp, khóa cáp, móc treo, tủ điện… đã lắp đúng kỹ thuật chưa.
- Chỉ được phép nâng chuyển tải trọng khi biết rõ trọng lượng của nó. Không được phép sử dụng thiết bị nâng với chế độ làm việc nặng hơn chế độ làm việc quy định .
- Nâng vật theo phương thẳng đứng (Cáp cẩu khi căng phải thẳng theo phương thẳng đứng trong quá trình móc tải trọng) không kéo xiên tải trọng theo các hướng.
- Nếu di chuyển trên đường đi hoặc mặt bằng không có chướng ngại thì tải trọng được nâng cao 1m. Khi mặt bằng có chướng ngại vật phải nâng tải trọng cách điểm cao nhất 0,5m.
- Tránh hiện tượng quá tải giả tạo cho thiết bị, cấm nâng những tải trọng đang bị vùi, bị vật khác đè lên, bị gia cố và bắt chặt với vật khác bằng bu lông…
- Cấm kéo lê tải trọng.
- Cấm sử dụng thiết bị khi hệ thống phanh bị hỏng.
- Tuyệt đối cấm nâng hạ di chuyển tải trọng khi có người đang đứng dưới tải trọng.
- Không dùng để nâng người.
Trên đây là những tiêu chuẩn làm việc của palang cầu trục mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu. Từ đó có được palang cầu trục phù hợp đáp ứng nhu cầu của nhà máy, công xưởng.
Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với công ty cầu trục Sakura theo số hotline 0946 130 868 - 0918 560 729 để được nhân viên tư vấn tận tình.
>>> XEM THÊM: Cần lưu ý điều khi sử dụng bánh xe cầu trục
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CẦU TRỤC CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG HẠ
Hotline: 0946 130 868 - 0918 560 729
Fanpage: https://www.facebook.com/congtycautruc/
Website: https://congtycautruc.com
Email: congtycautrucvn@gmail.com - cautrucsakura@gmail.com
CÔNG TY CẦU TRỤC CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG HẠ
Hotline: 0946 130 868 - 0918 560 729
Fanpage: https://www.facebook.com/congtycautruc/
Website: https://congtycautruc.com
Email: congtycautrucvn@gmail.com - cautrucsakura@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét