Tìm hiểu định nghĩa cầu trục, phân loại, các cơ cấu chính và quy trình lắp đặt

 Cầu trục là thiết bị nâng hạ không thể thiếu trong các xí nghiệp, nhà máy sản xuất, đặc biệt là các đơn vị có nhu cầu di chuyển, nâng hạ khối lượng hàng hóa lớn. Bài viết này sẽ một lần nữa giúp quý khách hàng có được những thông tin về định nghĩa, phân loại cầu trục, các cơ cấu chính và quy trình lắp đặt. Hãy cùng theo dõi.

Tìm hiểu định nghĩa cầu trục, phân loại, các cơ cấu chính và quy trình lắp đặt
Tìm hiểu định nghĩa cầu trục, phân loại, các cơ cấu chính và quy trình lắp đặt

1. Định nghĩa cầu trục

Cầu trục là một thiết bị được lắp đặt trong các nhà máy, xí nghiệp nhằm đảm bảo các thao tác nâng hạ, di chuyển hàng hóa, vật nặng. 

Các nhà máy thường xuyên cần đến cầu trục có thể kể đến như cơ khí, luyện kim, bê tông,..

Sử dụng cầu trục giúp tăng năng suất lao động hiệu quả trong bốc xếp hàng hóa với sức nâng từ 1 đến 500 tấn và vận hành bằng động cơ điện. 

2
Cầu trục là thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy, xí nghiệp

2. Phân loại cầu trục

Để phân loại cầu trục người ta có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Cụ thể: 

Theo công dụng

  • Thông dụng: Dùng móc treo để di chuyển, xếp dỡ hàng hóa sửa chữa máy móc.

  • Chuyên dùng: Có chế độ làm việc nặng dùng trong ngành luyện kim.

  • Cầu trục cảng : Nâng hàng hóa lớn như container tại cảng biển cảng sông

  • Cầu trục thủy điện : Dùng trong vận hành lắp đặt tuabin, trạm nguồn, nâng hạ cửa xả.

  • Cầu trục phòng nổ : Dùng trong các nhà máy khí, gas, hầm lò than…

  • Cầu trục luyện kim : Dùng trong các phân xưởng luyện kim rót kim loại, múc xỉ có nhiệt độ cao.

Theo kết cấu dầm cầu trục

  • Cầu trục dầm đơn: Dầm chữ I, H đúc tiêu chuẩn hoặc tổ hợp các dầm thép tăng cứng cho dầm hoặc kết hợp.

  • Cầu trục dầm đôi: Gồm dầm hộp và dầm dàn không gian.

  • Cầu trục dầm  hộp

  • Cầu trục dầm dàn

Theo cách tựa dầm cầu trục lên đường ray di chuyển

  • Cầu trục tựa

  • Cầu trục treo

Theo cách mang tải

  • Cầu trục móc: Sử dụng móc cẩu

  • Cầu trục gầu ngoạm: Sử dụng dầm đôi, gầu ngoạm gắn dưới hệ thống palang hoặc xe con để ngoạm vật liệu. Sử dụng trong nhà máy thép hoặc sản xuất vật liệu dời như sản xuất thép từ quặng, than đá, cát, phế liệu.

  • Cầu trục nam châm điện: Dùng dầm đôi có gắn mâm từ hoặc xà từ dưới Palang hoặc xe con dùng lực hút để nâng hạ vật liệu như thép, thép tấm.

Cách bố trí cơ cấu di chuyển của cầu trục

  • Cầu trục dẫn động riêng

  • Cầu trục dẫn động chung

Cách dẫn động các cơ cấu

  • Dẫn động bằng tay: Các cơ cấu dẫn động bằng hệ thống tời kéo tay

  • Dẫn động bằng điện: Các cơ cấu được dẫn động bằng động cơ điện như Palang, xe con, động cơ dầm biên.

3. Các cơ cấu chính

Phần kết cấu

  • Kết cấu của cầu trục gồm dầm chính, dầm biên, ray (ray vuông và ray P), cột nhà xưởng.

Phần nâng hạ

  • Dùng Palang xích

  • Dùng Palang cáp

  • Dùng xe con cầu trục hoặc xe tời cầu trục

Cơ cấu di chuyển

  • Thường dùng cụm bánh xe di chuyển dẫn động bằng động cơ điện. Bánh xe di chuyển có bánh xe chủ động và bánh xe bị động có đường kính: D160, D200, D250, D280, D320, D400, D500, D630…

Tủ điện điều khiển cầu trục

  • Được lắp ráp từ các thiết bị điện đóng cắt Contactor, Aptomat.Tủ điều khiển gồm Aptomat, khởi động từ, khởi nhanh, khỏi tổng, rơle điều khiển, diode mở phanh, máy biến áp, biến tần, dây đi tủ, sơ đồ mạch điện. Các thiết bị an toàn như cầu chì bảo vệ, bảo vệ quá tải,  ngắn mạch, thấp áp, bảo vệ mất pha, lệch pha. Điều khiển cầu trục gồm các kiểu như: bằng tay bấm điều khiển từ xa, bằng tay trang, tay bấm gắn liền Palang.
    ​​​​​
3
Cầu trục có kết cấu khá phức tạp
 

Đường cấp điện cho Palang, xe con

  • Đường cấp điện Palang, xe con dạng sâu đo gồm dây điện treo trên cụm con lăn dẫn hướng cáp, cụm con lăn trượt trên máng C, hộp đấu nối. Các phụ kiện có nguồn gốc Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.

  • Hệ thống cấp điện dạng sâu đo tránh vặn xoắn trong quá trình Palang di chuyển dọc dầm chính. Giá thành rẻ thi công lắp đặt nhanh chóng dễ dàng.

Đường cấp điện cầu trục

  • Cấp điện cho cầu trục dùng ray cấp 3P, 4P, 6P chạy dọc nhà xưởng, để lấy điện dùng bộ chổi tiếp điện bằng than chì tỳ trên các thanh ray. Ray điện cầu trục có xuất xứ từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…

  • Hệ thống cấp điện bằng ray gồm : Ray cấp điện, kẹp ray, thanh treo, chổi lấy điện, kéo căng ray, hộp cẩu đầu dây điện.

4. Quy trình lắp đặt cầu trục

Để lắp đặt cầu trục an toàn, đảm bảo quá trình vận hành an toàn cần thực hiện theo các bước sau đây: 

B1: Lắp hai dầm đầu vào hai vị trí đầu dầm chính

B2: Lắp thanh đỡ, sàn phụ, lan can

B3: Dùng cẩu cẩu trục lên đường chạy

B4: Dùng cẩu để dầm chính lên đường chạy

B5: Lắp buồng điều khiển vào vị trí

B6: Cẩu sàn phục vụ sửa chữa

B7: Lắp giá chắn bảo hiểm vào dầm

B8: Lắp Palang, xe con lên đường ray của dầm chính

B9: Lắp bộ phận căng cáp và treo cáp điện cho cầu trục

B10: Lắp đường dẫn điện từ nguồn vào tủ điện, buồng điều khiển

B11: Kiểm tra và chạy thử

Trên đây là những thông tin hữu ích về định nghĩa cầu trục, phân loại, các cơ cấu chính và quy trình lắp đặt dành cho những khách hàng quan tâm. Nếu bạn đang muốn sở hữu một sản phẩm cầu trục chất lượng thì đừng quên liên hệ với công ty cầu trục Sakura qua hotline 0946 130 868 - 0918 560 729 - 0968 860 139 để được tư vấn tận tình hơn.

>>>XEM THÊM: Danh sách các loại cầu trục thường dùng trong nhà xưởng

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY CẦU TRỤC CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG HẠ

Hotline: 0946 130 868 - 0918 560 729

Fanpage: https://www.facebook.com/congtycautruc/

Website: https://congtycautruc.com

Email: congtycautrucvn@gmail.com - cautrucsakura@gmail.com

>>>Nguồn: https://congtycautruc.com/tin-tuc/Tin-tuc/tim-hieu-dinh-nghia-cau-truc-phan-loai-cac-co-cau-chinh-va-quy-trinh-lap-dat-599.html

Nhận xét